Tác dụng của nấm hương
Củ sâm hay củ sâm đất là một loại cây thân thảo, mọc hoang dã và có củ. Hiện nay, củ sâm đất đang được rất nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm, bởi những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe. Vậy củ sâm đất có tác dụng gì?
1. Củ sâm đất là gì? Đặc điểm của củ sâm đất
Củ sâm đất là loại cây có thân mềm, vỏ nhẵn và được biết đến là bắt nguồn từ vùng Tân Cương của Trung Quốc. Ở nước ta, củ sâm thường được trồng ở các vùng miền núi, nơi có khí hậu nhiệt đới. Ngoài cái tên củ sâm hay củ sâm đất, chúng còn được gọi là khoai sâm, yacon, Hoàng Sin Cô và địa tàng thiên. Bên trong ruột củ sâm có màu trắng trong hoặc vàng nhạt và có mùi thơm rất giống với nhân sâm.
Củ sâm có vị ngọt thanh, mát và nhiều nước. Trong củ sâm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: sắt, protein, pectin, canxi, đạm, saponin, polysaccharides, fructooligosaccharides, axit béo, vitamin A, C và nhiều khoáng chất khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe và cần thiết cho cơ thể.
2. Củ sâm có tác dụng gì?
Củ sâm là loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dưỡng, chính vì thế công dụng của nó mang lại cho sức khỏe rất tốt. Các tác dụng phải kể đến như:
· Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Củ Sâm đất được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy giảm cân. Ăn củ sâm đất giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp tiêu thụ thức ăn ít hơn và tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. Do củ sâm không chứa tinh bột và lượng calo lại rất thấp, vì thế củ sâm đất là loại thực phẩm giảm cân lành mạnh cho chị em.
· Cải thiện cho người mắc bệnh tiểu đường
Trong củ sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides, giúp cơ thể hạn chế hấp thu đường đơn, chống tăng đường huyết, giảm lượng đường trong gan và tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể. Vì vậy, củ sâm đất nên là sự lựa chọn cho những người bị bệnh tiểu đường.
· Tăng cường cho sức khỏe tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol. Đây đều là các chất giúp giảm lượng natri trong máu, khắc phục được tình trạng hạ đường huyết, chống oxy. Nhờ vậy, sức khỏe của tim mạch luôn trong trạng thái ổn định.
Kiểm soát cholesterol trong máu
Trong củ sâm đất có chứa thành phần giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì thế, ăn củ sâm đất còn giúp làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu. Giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Phòng ngừa ung thư
Trong củ sâm đất có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, điển hình là pectin. Chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó vitamin trong củ sâm cũng góp phần chống oxy hóa rất tốt, giúp kháng khuẩn và chống viêm tốt.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nguồn vitamin A, C và khoáng chất trong củ sâm đất giúp cho quá trình hồi phục cơ thể diễn ra nhanh hơn. Từ đó, giúp giảm tình trạng căng thẳng và suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, thành phần adaptogenic trong củ sâm cũng làm cho cơ thể để thích nghi với sự mệt mỏi do làm việc quá sức, làm bạn giảm cảm giác mệt mỏi. Ăn củ sâm đất thường xuyên giúp cung cấp nguồn năng lượng làm cho cơ thể trở nên khỏe khoắn và tăng cường sức đề kháng.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Củ sâm đất có chứa dưỡng fructooligosaccharide, đây là chất giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong cơ thể, chống lại vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ hòa tan trong củ sâm còn có tác dụng làm phòng ngừa các bệnh có liên quan tới hệ tiêu hóa như: đầy bụng, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.
3. Những lưu ý khi sử dụng củ sâm đất
Mặc dù là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó nếu sử dụng củ sâm đất không đúng cách hay sử dụng quá thường xuyên trong thời gian dài sẽ dẫn tới ngộ độc cơ thể. Khi ngộ độc củ sâm đất có thể xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, toát mồ hôi,tiêu chảt, mất ngủ, dễ kích động,...
Vậy nên, với những đối tượng đang mắc bệnh viêm gan, viêm túi mật không nên ăn củ sâm vì có thể làm giảm sự thèm ăn. Đối với những người bị rối loạn chức năng thận hoặc mắc bệnh gout đang điều trị bằng thuốc cũng không nên sử dụng củ sâm đất, vì sẽ làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị. Còn với những người đang mắc các bệnh lý ung thư đại tràng, đái tháo đường hoặc béo phì cũng không lạm dụng củ sâm đất cho mục đích sử dụng của mình. Đặc biệt hai đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai không sử dụng củ sâm đất, vì nó gây ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của bản thân họ.
Nói chung, củ sâm là một loại thực phẩm có tác dụng bổ trợ cho cơ thể và không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Những tác dụng của củ sâm đem lại rất lớn đối với cơ thể. Nhưng không nên vì thế mà lạm dụng sử dụng sâm đất một cách quá mức. Với bất kì người nào đang mắc bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến của của bác sĩ trước khi dùng. Không nên sử dụng một cách bừa bãi, tránh gây ra tình trạng ngộ độc củ sâm.